default_banner

Agrin

quay lại

CÁCH TÍNH SỐ LƯỢNG SƠN VÀ ƯỚC LƯỢNG CHI PHÍ KHI SƠN NHÀ

Sơn nhà là giai đoạn cuối cùng trong hoàn thiện để đưa ngôi nhà vào sử dụng. Đó là việc cuối cùng nên cũng là lúc tài chính đã cạn. Vì vậy khi đến lúc sơn nhà, gia chủ nào cũng băn khoăn chi phí sơn nhà hết bao nhiêu tiền, và việc lựa chọn loại sơn gì, thương hiệu nào cũng làm gia chủ phải đau đầu tính toán.

Trong khuôn khổ bài viết, Sơn SEECOLOR xin gủi tới bạn cách tính diện tích sơn, số lượng sơn cần dùng và chi phí ước tính để bạn tham khảo thêm.

TÍNH DIỆN TÍCH TƯỜNG CẦN SƠN

Diện tích tường cần sơn bao gồm diện tích sơn ngoài trời và diện tích sơn trong nhà. Trong đó có diện tích của một số khu vực đặc biệt như: Khu vực sơn chống thấm, khu vực cầu thang và trần nhà, các đường phào chỉ, tổ mối và các cột.

TRƯỚC HẾT LÀ CÁCH TÍNH SƠN NGOÀI TRỜI:

Sơn ngoài trời gồm có sơn chống thấm, sơn trần ngoài, sơn màu mặt tiền, sơn các cột phào chỉ.

Để tính ra diện tích sơn, bạn cần phân chia các khu vực cần sơn loại gì để tính. Thông thường sơn chống thấm sẽ được sơn ở hai bên hồng và mặt sau ngôi nhà ( phần không sử dụng sơn màu trang trí ). Diện tích sơn chống thấm ( nếu sơn 2 bên hông và mặt sau ) sẽ được tính là: S = 2 x a x h + b x h ( Trong đó: a là chiều dài ngôi nhà, b là chiều rộng, h là chiều cao ). Ví dụ: Ngôi nhà có diện tích là dài 15 m, rộng 5 m, 2 tầng mỗi tầng 3.5 m . Khi sơn chống thấm 2 bên hồng và mặt sau thì diện tích sơn sẽ được tính là: S = 2 x 15 x (3.5 x 2) + 5 x (3.5 x 2) = 245 mét vuông. Số lượng sơn chống thấm cần dùng là khoảng 5 thùng 18 L ( tùy theo tường, điều kiện thời tiết và tay nghề thợ sơn 1 thùng 18L sơn được khoảng hơn 50 mét vuông ).

Sơn màu mặt trước sẽ được tính bằng diện tích mặt tước nhân với hệ số là 1.5 của đầu hồi và cột phào chỉ (cửa ra vào và cửa sổ  sẽ được khấu trừ đi bằng diện tích của mái đua để làm tròn): Cũng ví dụ như trên bạn sẽ tính được phần diện tích sơn màu mặt tước như sau: S = {5 x (3.5 x 2)} x 1.5 = 52.5 mét vuông. Khi đó theo quy trình sơn 2 lớp sơn lót kháng kiềm và 2 lớp sơn màu sẽ là: 1 thùng 18L sơn lót kháng kiềm ( tùy theo tường, điều kiện thời tiết và tay nghề thợ sơn, 1 thùng 18L sơn được khoảng hơn 50 mét vuông), sơn màu nền sẽ là 1 lon 5L, sơn cột chỉ phào sẽ là 1 lon 5L, sơn trần ngoài sẽ là 1 lon 5L ( mái đua ra 1.5 m) ( 1 lon sơn 5L sẽ sơn được khoảng hơn 20 mét vuông tùy theo tường, điều kiện thời tiết hay tay nghề của thợ sơn – Với ngôi nhà như vậy lượng tính như trên là tương đối đầy đủ). 

DIỆN TÍCH SƠN TRONG NHÀ SẼ ĐƯỢC TÍNH BẰNG TỔNG DIỆN TÍCH CỦA CÁC PHÒNG CỘNG VỚI PHẦN DIỆN TÍCH THÔNG PHÒNG, CẦU THANG VÀ TRẦN NHÀ VỆ SINH. 

Diện tích sơn các phòng được tính như sau: S = ( Chu vi phòng x Chiều cao + diện tích trần ) – cửa thông phòng và cửa sổ (nếu có). Ví dụ: Phòng ngủ dài 5m rộng 5m cao 3.3m có cửa thông phòng ( kích thước thường là 2.34 x 0.89) và 1 cửa sổ ( kích thước thường là 1.4 x 0.69). Diện tích sơn sẽ là: S = {[(5+5)x2]x3.3 + 5×5} – 0.89 x 2.34 – 0.69 x 1.4 = 87.95 mét vuông.

Sẽ cần dùng 1 thùng 18L+ 2 lon 5L sơn lót kháng kiềm nội thất ( tùy theo tường, điều kiện thời tiết và tay nghề thợ sơn, 1 thùng sơn lót được khoảng 50 mét vuông, 1 lon sơn lót được khoảng 20 mét vuông). Sơn phủ sẽ cần dùng là: Sơn trần 1 lon 5L sơn bóng nội thất, sơn màu 2 lon 5L sơn bóng nội thất ( tùy theo tường, điều kiện thời tiết và tay nghề thợ, sơn bóng nội thất 1 lon sơn được khoảng hơn 20 mét vuông ).

Cầu thang sẽ được chia ra là bụng và má cầu thang, phần bụng cầu thang thường được sơn màu trắng cùng với trần, còn phần má cầu thang thường được sơn với màu nền sơn trong nhà. Diện tích sơn cầu thang sẽ được tính như sau: S bụng = Bề rộng x chiều dài ( Bề rộng thường là 0.9 m hoặc 1 m, chiều dai thường là 0.24 x số bậc cầu thang (vì mỗi bậc thường cao 17 rộng 30 )). S má = 0.3 x chiều dài như trên. Ví dụ tầng nhà cao 3.5m cầu thang rộng 1m với 21 bậc thì S bụng = 1 x 0.24 x 21 = 5.04 mét vuông, S má = 0.3 x 0.24 x 21 = 1.5 mét vuông. Sau khi tính xong bạn sẽ cộng cùng với diện tích tường và trần để tính ra số lượng sơn cần sử dụng.

Nhà vệ sinh thường được ốp gạch sát trần hoặc cách trần khoảng 15 cm nên khi tính diện tích sơn cũng khá đơn giản: S trần vệ sinh = chiều dài x chiều rộng + 0.15 x chu vi nhà vệ sinh. Ví dụ nhà vệ sinh rộng 3 x 1.5 sẽ là: S trần vệ sinh = 3 x 1.5 + 0.15 x ( 3+1.5) x 2 = 5.85 mét vuông. Thông thường trần nhà vệ sinh sẽ được sơn màu trắng cùng với trần nhà, vì vậy bạn sẽ cộng cùng diện tích sơn trần nhà để chia ra số lượng sơn cần dùng.

Diện tích sơn màu khu vực thông phòng sẽ được tính bằng chu vi nhân với chiều cao trừ đi cửa thông phòng. Còn diện tích trần khu vực thông phòng sẽ được tính bằng diện tích thực tế của trần tại đó.

Sau khi tính được diện tích sơn trong nhà bạn sẽ tính được số lượng sơn lót chống kiềm cần dùng. Bạn sẽ cộng diện tích trần nhà, bụng cầu thang, trần nhà vệ sinh, trần khu vực thông phòng để sơn cùng màu sơn trần là sơn màu trắng. Má cầu thang, sơn tường phòng khách và các khu vực thông phòng sẽ được sơn cùng một màu nền chung. Các phòng sẽ được sơn cùng màu hoặc các màu khác nhau dựa vào sở thích và nhu cầu sử dụng của các thành viên trong gia đình.

ƯỚC LƯỢNG SỐ LƯỢNG SƠN CẦN DÙNG VÀ CHI PHÍ KHI SƠN NHÀ

SAU KHI CÓ DIỆN TÍCH SƠN THÌ BẠN SẼ ƯỚC LƯỢNG SỐ LƯỢNG SƠN CẦN DÙNG CHO NGÔI NHÀ CỦA MÌNH TÙY THEO LOẠI SƠN BẠN SỬ DỤNG.

 – Sơn bóng sẽ sơn được nhiều mét vuông hơn vì độ phủ tốt hơn. Ngoài ra sơn bóng có thể ngăn ngừa hơi nước thẩm thấu qua màng sơn nên sẽ bền hơn, chịu được lau chùi tối đa ( lau chùi được trong suốt quá trình sử dụng), bề mặt bóng đẹp. Sử dụng ngoài trời có khả năng kháng tia UV rất tốt nên giảm được nhiệt độ và rất bền màu.

 – Sơn mịn sẽ cho bề mặt sơn mịn màng, khả năng kháng nước tốt hơn ( thích hợp dùng cho tường cũ, lâu năm ), chịu được lau chùi trong khoảng 5 năm đầu sử dụng. Độ phủ kém hơn sơn bóng

 – Sơn lót chống kiềm nội thất có khả năng kháng kiềm và kháng muối tốt, độ bám dính tốt.

 – Sơn lót chống kiềm ngoại thất ngoài các công dụng như sơn lót chống kiềm nội thất là khả năng kháng muối rất tốt, chống được muối đẩy ra phá hủy sơn màu ngoài. Cộng thêm là khả năng kháng tia UV để góp phần làm giảm nhiệt độ và độ bền sơn màu.

 – Sơn chống thấm trộn xi măng có độ dẻo dai và chống tia UV tốt, ngoài ra có khả năng kháng nước kháng muối tốt để tránh bị lão hóa do được sử dụng rất lâu dài.

– Sơn chống thấm màu được sử dụng sơn trực tiếp lên tường mà không dùng sơn lót chống kiềm, hay phải pha trộn xi măng để tạo sự liên kết với tường vữa. Có khả năng co giãn dài cực tốt. Khả năng kháng kiềm kháng muối tốt hơn sơn màu phủ và tương dương với sơn lót chống kiềm ngoại thất.

Có câu hỏi là sao không dùng sơn chống thấm màu cho toàn bộ ngôi nhà để giảm giá thành, hay dùng thay sơn lót kháng kiềm cho tốt hơn ?.  Trả lời là: Không nên dùng sơn cho toàn bộ ngôi nhà vì khi đó màu sắc sẽ không được tươi sáng như dùng sơn phủ màu. Và không nên dùng làm sơn lót vì giá thành sẽ đội lên rất cao, sơn lót kháng kiềm đã có thể làm rất tốt việc đó rồi.