Làm gì để xử lý nấm mốc tường nhà cùng chuyên gia sơn Vinalex
Bất kể yếu tố nào, sinh linh nào đã tồn tại thì sẽ chịu sự tác động không ít của những yếu tố bên ngoài và bên trong của môi trường. Sơn tường nhà cũng vậy, chịu ảnh hưởng từ cả hai phía. Đôi lúc do kỹ thuật thi công công trình không đúng theo kỹ thuật, hay những bức tường chịu ảnh hưởng của mưa gió, thời tiết cũng dễ làm cho bức tường nhà của bạn trở nên ẩm ướt, nấm mốc,hay bong tróc,… Những vệt loang đen của nấm mốc khiến căn phòng trở nên xấu xí.
Dưới đây là những lời khuyên của các chuyên gia kỹ thuật sơn Vinalex chia sẻ tới các bạn, có thể giúp bạn tránh được tình trạng này cho ngôi nhà thân yêu.
Hiện nay, người ta thường dùng matis để trang trí tường nhà. Cách trang trí này giúp cho tường nhà nhẵn bóng đẹp, sáng sủa và có thể chọn được nhiều màu sắc theo ý muốn. nhất là khi muốn dùng sơn bóng, thì sẽ bóng láng hơn, đẹp hơn.
Tuy nhiên, có những công trình do không chú ý sử lý từ trước nên sau một thời gian sử dụng tường nhà thường hay bị loang mốc, hoen ố rất xấu. Nguyên nhân là do tường nhà bị thấm gây ẩm tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển và dễ gây bong tróc phồng rộp sơn.
Để hạn chế hiện tượng này, có thể thực hiện theo hướng dẫn của chuyên gia sơn Vinalex của chúng tôi như sau:
* Chống thấm ngay từ khi xây dựng
Khi xây dựng nếu dùng nhiều vôi sẽ làm mạch tường lâu khô, ẩm. Khi gặp mưa nước sẽ ngấm vào tường làm cho lớp sơn phía trong bị loang mốc. Cách chống thấm tốt nhất là dùng vữa xây bằng cát vàng trộn với xi măng và nước vôi (chú ý không dùng vôi đặc). Hoặc có thể chỉ dùng cát vàng trộn xi măng cũng được, không nên để còn khe hở. Vữa xi măng cát rất chóng khô và rắn chắc một phần đã đảm đảm chống nước thấm từ bên ngoài vào trong. Khi trát tường cũng chỉ nên dùng loại vữa xi măng cát trộn nước vôi chứ không trộn vôi đặc, vì vôi có tính hút ẩm, làm cho độ kiềm của tường luôn cao làm hại đến màu sắc của sơn tường và rêu mốc có điều kiện phát triển.
Sau khi trát tường được 20 đến 28 ngày, có thể thực hiện bả matít hoặc sơn lót. Bả matít xong phải lau ướt hoặc làm sạch bụi bẩn rồi mới lăn sơn lót và lớp phủ. Làm như vậy sơn sẽ bám chắc và có độ bền lâu.
* Chống thấm cho tường cũ
Muốn sơn lại tường cũ thì phải làm sạch bề mặt tường, cạo lớp vôi cũ và rửa sạch, nếu tường bị thấm thì phải xử lý chống thấm rồi mới bả matít và lăn sơn.
Nếu không làm sạch tường cũ thì lớp sơn rất dễ bị thấm, bong rộp, không đảm bảo chất lượng.
Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý một số nguyên nhân sau:
– Nếu bức tường của nhà bạn bị ẩm, mốc áp sát tường nhà bên cạnh nhưng ngôi nhà đó chỉ mới xây tường thô nhưng chưa trát vữa thì cũng có thể nước sẽ ngấm từ vị trí này tới tường nhà của bạn và gây ẩm, mốc. Trong trường hợp này cách giải quyết triệt để nhất đó là xử lý cả mặt tiếp giáp của tường và mặt trong của tường nhà bạn nơi xảy ra ẩm mốc.
– Nếu tường nhà bạn xảy ra ẩm mốc tại vị trí khu vệ sinh hoặc có hộp kỹ thuật, nên sử dụng chất phụ gia chống thấm dạng dung dịch trộn xi măng phủ lên bề mặt phía trong và phía ngoài tại vị trí của mảng tường bị ẩm mốc và sau đó tiến hành xử lý bề mặt của mảng tường này.
– Nếu mảng tường bị ẩm mốc ở vị trí cần trang trí, bạn có thể dùng các vật liệu vừa có tính năng trang trí vừa dùng để che phủ tạo mỹ quan cho mảng tường đã xử lý chống thấm.
– Sơn chống ẩm mốc là một giải pháp được dùng nhiều nhất.
(Phòng bảo hành, tư vấn kỹ thuật và phối màu CT TNHH Sơn Vinacolor Việt Nam)