default_banner

Agrin

quay lại

Nên chống thấm tường nhà theo cách nào đơn giản?

Chống thấm tường nhà không phải điều dễ dàng đối với cả chủ thầu và gia chủ. Vậy làm thế nào để chống thấm tường một cách đơn giản và hiệu quả? Ngay sau đây Sơn Jupper sẽ gợi ý cho bạn một số cách chống thấm tường đơn giản mà bạn có thể dễ dàng áp dụng.

Nguyên nhân gây thấm tường nhà và hậu quả

Tường bị thấm nước là hiện tượng xảy ra phổ biến hiện nay. Không chỉ nhà cũ mà ngay cả những ngôi nhà mới xây dựng cũng khó tránh khỏi hiện tượng này. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến khiến tường bị thấm nước.

Nguyên nhân

  • Các loại vật liệu thông thường đều có những mao quản (khoảng cách giữa các hạt) có đường kính khoảng từ 20 – 40 micromet. Do đó, khi bề mặt vật liệu tiếp xúc với nước, nước sẽ xâm nhập qua khe hở ở bề mặt, từ đó thẩm thấu theo các mao quản vào bên trong (mao dẫn) gây ra hiện tượng thấm.

Tường nhà bị thấm có thể do vị trí ống nước

  • Tường nhà bị thấm có thể do vị trí các ống thoát nước sàn, hộp kỹ thuật, giáp lai tường nhà, rãnh nước trên sàn mái…Nước và hơi ẩm sẽ từ bên dưới thông qua các vết rạn nứt chân chim, nứt cổ trần, mao mạch rỗng của tường xuống chảy xuống bên dưới, lâu ngày tường nhà bị thấm nước gây mục vữa lớp sơn nước, tạo thành các mảng loang lổ.
  • Nước từ sàn nhà vệ sinh, bắt nguồn từ vị trí ống thoát nước sàn, lan rộng từ chân tường lên trên bề mặt sẽ làm xuất hiện tình trạng mảng tường bị rạn nứt. Đây cũng là một trong các nguyên nhân dẫn đến tường bị thấm.

Nước mưa cũng là nguyên nhân khiến tường nhà bị thấm

  • Trong nhà xuất hiện các vết rạn cổ trần thì nguy cơ tường bị thấm sẽ cao. Bởi nước mưa dễ dàng chảy vào, lâu ngày dẫn đến thấm tường trên diện rộng.

Lưu ý: Để hạn chế tối đa tình trạng tường bị thấm, trong quá trình thì công xây dựng cần phải chú ý các khâu kỹ thuật, lựa chọn vật liệu tốt nhất và sử dụng các loại sơn chống thấm hiệu quả.

Hậu quả của tường bị thấm

Tường bị thấm không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn gây nên một số hậu quả nghiêm trọng dưới đây:

  • Công trình bị xuống cấp nhanh chóng

Thấm dột là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến chất lượng công trình bị xuống cấp một cách nhanh chóng. Các vết bong tróc, nứt của bê tông là dấu hiệu cảnh báo công trình nhà bạn đang xuống cấp và ẩn chứa các nguy cơ tiềm ẩn gây nguy hiểm khó lường.

Do đó, ngay khi bắt đầu thấy hiện tượng thấm, bạn cần thực hiện các biện pháp khắc phục, tránh để lâu ngày khiến chúng loang ra những chỗ khác.

  • Làm mất tính thẩm mỹ của toàn bộ công trình

Đây là một trong những hậu quả đầu tiên mà chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy khi hiện tượng thấm dột xảy ra. Vết rạn nứt bê tông, vết ố vàng thậm chí là rêu mốc sẽ khiến công trình mất đi tính mỹ quan.

Chỉ sau một vài trận mưa hoặc khi hệ thống dẫn nước bị rò rỉ, từng mảng thấm sẽ lan dần, màu sơn dần bị phai, bong tróc xảy ra, vẻ đẹp thẩm mỹ của ngôi nhà bạn cũng bị mất đi.

Nguy cơ tiềm ẩn việc cháy nổ

Tình trạng ẩm ướt chân tường, trần nhà không chỉ sinh ra nấm mốc gây hại mà còn mang theo mối nguy hiểm chết người. Những ổ điện hay thiết bị điện âm tường vốn được xem là an toàn, tuy nhiên khi bị ngấm nước lâu ngày sẽ dẫn đến hư hỏng, làm giảm độ bền của các vật dụng điện tử trong nhà: tivi, tủ lạnh, máy giặt… Thậm chí, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến sự cố cháy nổ, chạm mạch, điện giật,….

Môi trường ẩm mốc sẽ gây hại đến sức khỏe

Môi trường ẩm ướt lâu ngày, đặc biệt là những nơi hiếm khí như chân tường, vách tường là điều kiện thuận lợi để nấm mốc sinh sôi.

Các vết mốc đen, xanh là nơi chứa hàng trăm loại vi khuẩn mà khi hít phải sẽ dẫn đến các bệnh về hô hấp như: viêm mũi, viêm xoang, nấm da… Những bệnh này đặc biệt nguy hiểm đối với người già và trẻ nhỏ. Vì những hậu quả nghiêm trọng trên mà cần có những phương pháp chống thấm triệt để cho tường nhà bạn.

1. Sử dụng phụ gia chống thấm

Phụ gia chống thấm là một trong những vật liệu phổ biến nhất được nhiều người sử dụng trong quá trình ngăn chặn thấm nước và không mất quá nhiều chi phí. Sử dụng phụ gia trộn vào bê tông để giúp cho kết cấu ổn định, giảm bớt sự thấm chuyên sâu vào trong bê tông, từ đó ngăn chặn sự rạn nứt từ trong kết cấu. Tuy nhiên, đây chưa được xem là một phương pháp ngăn chặn thấm nước tường nhà hiệu quả mà chỉ là giải pháp tạm thời, chỉ có tác dụng hỗ trợ cho quy trình chống nước thấm và cần kết hợp cùng các vật liệu ngăn chặn nước thấm chuyên dụng khác.

2. Sử dụng Sơn chống thấm 

Sơn chống thấm là một hợp chất hoá học dạng nước, có khả năng bảo vệ mặt tường bê tông, xi măng, sàn nhà… khỏi sự thẩm thấu nước từ các tác nhân bên ngoài. Về cơ bản là lớp sơn được phủ ngoài, đảm nhiệm chức năng chính là trang trí và tăng tính thẩm mỹ cho vẻ ngoài, bên cạnh đó được bổ sung thêm chức năng phụ – chống nước thấm qua bề mặt sơn. Tuy nhiên, vì chỉ là bề mặt ngoài và áp dụng lên lớp bột trét nên sẽ phải chịu áp lực trực tiếp từ các tác nhân bên ngoài như khí hậu thời tiết nắng mưa thất thường, sự thay đổi biên độ nhiệt liên tục, điều kiện tác động ngoại lực… đặc biệt với nhiệt độ quá cao sẽ khiến cho lớp sơn dễ bị phồng rộp và bong tróc. Lúc đó sự thấm sẽ xảy ra tức thì, và khi đó nguồn nước sẽ dễ dàng len lỏi vào bên trong vết bong tróc, lan rộng ra toàn bộ hệ thống tường của cả ngôi nhà, vào cả bên trong phá hủy hệ thống sơn trong nhà của bạn.

3. Sử dụng chất chống thấm

Trong số các vật liệu dùng để ngăn chặn nước thấm dột phổ biến hiện nay, chất chống thấm được sử dụng rộng rãi và phổ biến vì mang đến hiệu quả sâu từ kết cấu bên trong. Đây là một dạng hóa chất ở dạng lỏng, và trộn vào vữa xi măng, nên dễ dàng thẩm thấu vào kết cấu sâu bên trong, tạo thành một lớp màng liên tục và bám chặt vào lớp bê tông. Hơn nữa, vì là sản phẩm gốc xi măng, nên trong quá trình sử dụng và thi công sẽ không gây ra các ảnh hưởng xấu cho môi trường.

Đặc biệt, chất chống thấm được biết đến như một sản phẩm hỗ trợ đắc lực cho quá trình xây nhà kiên cố, đề phòng các vấn để thấm, dột về sau, và bảo vệ độ bền cho ngôi nhà cao hơn các vật liệu ngăn thấm nước khác.

Để ngôi nhà được chống nước thấm dột toàn diện, lời khuyên từ các chuyên gia là gia chủ nên thực hiện thứ tự từng bước, từ phụ gia đến chất chống thấm cho kết cấu bên trong, và cuối cùng là phủ thêm các lớp sơn chống thấm để bổ sung lớp màng bảo vệ từ bên ngoài. Có như vậy, tất cả các lớp chống thấm mới phát huy hiệu quả tối đa và đảm bảo sự bảo vệ tối ưu nhất cho căn nhà của bạn.