default_banner

Agrin

quay lại

Quy trình thi công sơn nước đúng kĩ thuật – Sơn Agrin

Để có một ngôi nhà hoàn thiện thì sơn nhà là một trong những bước cần thiết. Ngoài việc lựa chọn nhãn hiệu sơn tốt, màu sơn phù hợp thì thi công sơn đúng kĩ thuật sẽ giúp cho công trình đạt chất lượng hoàn thiện nhất. Một quy trình thi công sơn đúng chuẩn sẽ làm cho màng sơn tươi đẹp, tăng tuổi thọ cho công trình.

Quy trình  thi công sơn là gì? Quy trình thi công sơn nước đúng kĩ thuật gồm mấy bước và được thực hiện như thế nào là vấn đề được rất nhiều chủ gia đình và chủ đầu tư quan tâm. Để tìm ra đáp án cho những thắc mắc này, hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong nội dung bài viết dưới đây của Sơn Agrin nhé!

Quy trình thi công sơn là gì?

Quy trình thi công sơn nước đúng kĩ thuật – Sơn Agrin

Quy trình thi công sơn là các bước thi công được quy định theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất sơn được đưa ra trong quá trình thực hiện thi công trên các bề mặt cần sơn của  các công trình như nhà ở, nhà xưởng…Trong quá trình thực hiện, có thể sử dụng rulo lăn sơn, chổi quét sơn, sung phun sơn…

Các bước trong quy trình thi công sơn nước đúng kĩ thuật

Một quy trình thi công sơn nước đúng kĩ thuật sẽ gồm 5 bước:

Quy trình thi công sơn nước đúng kĩ thuật – Sơn Agrin

Bước 1: Vệ sinh bề mặt

Đối với những công trình mới

  •  Một công trình mới hoàn thành cần phải đạt đủ độ khô thì mới có thể thi công sơn. Tùy theo điều kiện thời tiết mà sẽ lựa chọn thời gian thi công sơn.
  • Dùng đá mài vệ sinh bề mặt tường để loại bỏ hết những tạp chất gây ảnh hưởng đến độ bám dính của lớp ột bả matit, lớp sơn phủ.
  • Dùng giấy ráp mịn hoặc thô để vệ sinh lại lần nữa, loại bỏ hết sạn cát còn lại bám trên bề mặt tường, sau đó vệ sinh bụi bẩn.
  • Nếu bề mặt tường quá khô, bạn nên dùng rulo lăn với nước sạch hoặc phun hơi nước dạng sương mù để làm ẩm bề mặt tường.

Đối với công trình cũ

  • Với bề mặt tường cũ cần loại bỏ rêu mốc, tạp chất, bụi bẩn và các lớp bột cũ, sơn cũ bị bong tróc bám trên bề mặt.
  • Nếu bề mặt cần sơn lại còn mới cần dùng đá mài hoặc giấy ráp đánh qua hết toàn bộ bề mặt nhằm tạo chân bám trước khi thi công lớp sơn mới. Nếu bề mặt tường cũ quá bẩn, nát thì cần rửa lại bằng nước sạch và để khô.

Bước 2: Thi công sơn chống thấm

Chống thấm là bước quan trọng không thể bỏ qua trong quy trình thi công sơn nước bởi lớp sơn chống thấm có tác dụng như lớp áo khoác bảo vệ ngôi ngà tránh những tác động của thời tiết. Bên cạnh đó cần lựa chọn sản phẩm sơn chống  thấm chất lượng tốt để mang lại hiệu quả cao nhất.

Tiến hành sơn chống thấm lần 1: Hợp chất chống thấm trước khi thi công cần được hòa trộn với xi măng theo tỉ lệ 1:1 để tạo ra hỗn hợp chống thấm sau đó cho thi công lần 1. Sau khi thi công lần 1 cách khoảng 2hđể sơn khô thì tiến hành thi công lần 2.

Thi công hoàn thiện lần 2:  Pha trộn tương tự lần 1. Sau khi thi công xong tiến hành quan sát bằng mắt thường thấy lớp sơn phủ đều trên bề mặt, không có vệt, không bị lệch màu giữa các lớp là đạt.

Bước 3: Bả  matit (nếu cần)

Bột trét tường là vật liệu dùng để che khe nứt, khuyết điểm tạo bề mặt bằng phẳng cho các bề mặt tường nội và ngoại thất trước khi thi công lớp sơn lót, lớp sơn phủ phía trên.

Tuy nhiên, tùy thuộc vào mục đích và yêu cầu sử dụng mà có hoặc không cần sử dụng bột bả.

Bả trét lần 1:Lấy bột bả trộn với nước sạch theo tỷ lệ thích hợp sau đó khuấy đều đến khi bột đạt tới độ dẻo quánh là thi công được. Sau khi thi công cần để khô từ 1-2h trước khi tiến hành bả lần 2.

Bả trét lần 2: Sau khi lần 1 đủ khô, tiến hành thi công lần 2 tương tự lần 1. Sau khi hoàn thiện xong lần 2 để khô trong vòng 3h sau đó dùng ráp mịn để làm phẳng bề mặt được bả. Chú ý không dùng ráp nhám vì sẽ làm xước bề mặt.

Trong quá trình ráp làm phẳng bề mặt nên dùng bóng điện chiếu vào để việc làm phẳng được tốt hơn, đồng thời có thể dễ dàng phát hiện chỗ lồi lõm do thi công chưa tốt để tiến hành cho bả sửa. Không nên bả sửa quá 2 lần. Không nên bả quá dày vì dễ gây ra hiện tượng bong tróc. 24h sau khi bả hoàn thiện có thể cho thi công sơn.

Bước 4: Thi công sơn lót

  • Dùng Rulo để thi công sơn lót chống kiềm. Tùy thuộc vào nhu cầu và điều kiện có thể sơn lót 1-2 lớp chống kiềm. Mỗi lớp sơn phải đảm bảo cách nhau 1h để khô.
  • Có thể pha thêm 10% dung môi để gia tăng độ phủ tối đa và giúp cho việc thi công được dễ dàng hơn.

===> Xem thêm: Sự cần thiết của sơn lót chống kiềm đối với ngôi nhà của bạn

Bước 5: Thi công sơn màu

Sơn màu lần 1: Sau khi thi công sơn kiềm khoảng 2h thì có thể tiến hành thi công sơn màu lần 1.

  • Dụng cụ thi công có thể là máy phun sơn, cọ hoặc Rulo.
  • Nên pha loãng với 10% dung môi ( nước sạch) theo thể tích để đạt độ phủ tối đa và dễ hơn cho việc thi công sau đó tiến hành thi công.
  •  Sau khi sơn màu lần 1 cần tiến hành quan sát những khiếm khuyết còn lại của các khâu thi công trước và cho sửa trước khi sơn màu hoàn thiện lần cuối.

Sơn màu lần 2: Sau khi sơn lần 1 khoảng 2h ta cho tiến hành sơn hoàn thiện lần cuối.

  • Dụng cụ thi công tương tự lần 1, do là nước sơn hoàn thiện nên cần thi công cẩn thận.
  • Khi tiến hành sơn xong, dùng bóng điện chiếu rọi vào tường và quan sát.  Nếu thấy sơn phủ đều, không bị 2 màu, không để lại vết và bề mặt tường sáng đều là đạt.

Quy trình thi công sơn nước đúng kĩ thuật tường chừng như đơn giản, thế nhưng khi  bước vào thi công lại không hề dễ dàng. Để có được một căn nhà đẹp, đòi hỏi những người thợ phải chuyên nghiệp, tỉ mỉ, có kiến thức trong việc thi công, có tay nghề cao và đặc biệt có con mắt thẩm mĩ.

===> Xem thêm: Sơn ngoại thất siêu co giãn Agrin  – chống rạn nứt tường nhà hiệu quả

Hi vọng rằng với những thông tin mà sơn Agrin đã chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng thể về thi công sơn nước, điều đặc biệt hơn cần lựa chọn được đơn vị thi công sơn uy tín chuyên nghiệp để tạo nên một công trình hoàn hảo. Nếu bạn đang tìm kiếm một đơn vị tư vấn thi công sơn nước, hãy liên hệ ngay với Agrin để được hỗ trợ.