default_banner

Agrin

quay lại

Tường nhà bị thấm nguyên nhân do đâu và xử lý như thế nào?

Thấm tường là hiện tượng khá phổ biến trong xây dựng nhà ở, đặc biệt là nhà ở tại Việt Nam. Điều này không chỉ gây ra cảm giác khó chịu cho chủ nhà mà còn có nguy cơ làm giảm tuổi thọ đồ dùng, thiết bị âm tường và toàn bộ công trình nói chung. Chuyên gia tại TOTA paint đã lý giải nguyên nhân và đưa ra các cách xử lý hiện tượng này như sau.

Hình ảnh trần nhà bị thấm nước

Nguyên nhân dẫn đến tường bị thấm

Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng thấm tường:

1 – Khí hậu

Ở Việt Nam, đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa khá rõ rệt với thời thiết nắng nóng, độ ẩm cao, mưa nhiều, nhiệt độ giữa các mùa trong năm chênh lệch khá lớn. Các khảo sát về địa chất đều cho thấy có khả năng gây nên hiện tượng co giãn liên tục, phá huỷ bề mặt và cấu trúc vật liệu xây dựng, gây rạn nứt tường, tạo điều kiện cho nữa xâm nhập, thấm ẩm từ chân tường, sàn nhà,…

2 – Chất lượng vật tư

Trước đây, các công trình thường quét nước xi măng tinh lên tường để xử lý chống thấm. Bản chất của xi măng là hút nước rất mạnh, khi bị thuỷ hoá, xi măng biến tính, cứng lại tạo thành khoáng. Sau khi khô, các hạt xi măng len vào các khe kẽ của lớp vữa, điền đầy vào các lỗ rỗng, tăng độ sít đặc của tường lên. Nhờ vậy, khả năng tường chống thấm được cao hơn. Tuy thế, tường này vẫn bị thấm khi có nước tác động vào trong một thời gian dài.

Ngày nay, khi xuất hiện sơn chống thấm (thường dùng loại sơn chống thấm gốc xi măng), một thời gian sau vẫn bị thấm lại. Nguyên nhân, Sơn chống thấm gốc xi măng có gốc nhựa Acrylic Styren, gốc nhựa này có tuổi bền tốt nhất trong khoảng 3-5 năm, càng trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt thì độ bền càng giảm. Vì vậy, cứ 4-5 năm tường nhà lại phải sơn lại.

3 – Kỹ thuật xây dựng

Bản chất của bê tông có tính đàn hồi, giãn nở sẽ đặc chắc. Khi bê tông không thi công đúng tiêu chuẩn sẽ bị nứt, các hạng mục chống thấm không thể hàn gắn đường nứt lớn cũng như tham gia vào kết cấu công trình.

Quá trình khoan khảo sát địa chất không thực hiện một cách đầy đủ, chi tiết, người xây dựng không nắm vững tính chất địa chất của khu vực dẫn đến sai sót trong thiết kế kết cấu công trình, kết cấu móng nền yếu khiến cho công trình bị sụt lún, nứt và thấm.

Cách xử lý chống thấm tường triệt để

1 – Đối với nhà mới đang xây dựng

Bước 1: Xử lý tầng hầm và bề mặt tiếp giáp

– Nghiên cứu, khảo sát một cách kỹ lưỡng địa chất công trình, các tính chất cơ lý của đất đá, đặc điểm của mạch nước ngầm để có giải pháp thi công hợp lý cho móng nền, tầng hầm và chân tường.

– Thiết kế mái đảm bảo độ thoát nước tránh đọng nước. Với mái bằng phải đảm bảo độ dốc tối thiểu là 3%.

– Thiết kế mặt bằng, phân khu hợp lý để khu vực nhà vệ sinh, bể chứa, bể phốt không bị thấm nước sang các khu vực công trình lân cận.

– Tạo độ dốc 2-3% cho các sàn nhà vệ sinh, sân thượng, ban công hay các sàn chịu nước khác.

– Tường không nên xây quá mỏng, nên sử dụng gạch đúng tiêu chuẩn cho từng khối xây.

Bước 2: Lựa chọn vật liệu xây dựng

– Sử dụng phụ gia chống thấm đúng tỷ lệ và quy cách quy định của nhà sản xuất.

– Chất chống thấm vô cơ: thành phần chính là silicat, dung dịch này thấm sâu, tương tác với bê tông, tram vào các mao mạch để ngăn nước.

– Chất chống thấm hữu cơ: nguồn gốc là bitum và polymer, dung dịch này được phủ lên bề mặt tạo thành lớp màng bảo vệ bề mặt, ngăn không cho nước tiếp xúc với vật liệu. Lớp màng này có thể đàn hồi ở nhiệt độ nhất định và có độ bền nhất định theo thời gian.

Bước 3: Lựa chọn vật liệu trang trí

Một số loại vật liệu trang trí để tăng tính thẩm mỹ cho các khu vực tường dễ xảy ra hiện tượng thấm, mốc như: Xốp dán tường 3D, giấy dán tường có khả năng chịu ẩm, tấm ốp PVC,…

2 – Đối với nhà cũ

Bước 1: Loại bỏ lớp vữa bị ẩm – mốc

Yêu cầu phải làm thật sạch bề mặt tường trước thi công:

– Chà sạch bề mặt, loại bỏ các lớp vữa bị ẩm – mốc.

– Xịt sạch bụi bẩn bán trên bề mặt tường sau khi chà (dùng máy hơi hoặc máy xịt nước áp lực).

Bước 2: Xử lý bề mặt mới

– Thi công trong điều kiện thời tiết không quá nóng, không mưa.

– Xử lý bề mặt tường và trần phẳng bằng giấy ráp, kỹ thuật mài thô, mài tình trước khi sơn để sơn bám dính tốt hơn.

– Khoảng cách thời gian giữa 2 lớp sơn chống thấm là 4 đến 6 giờ đồng hồ.

Bước 3: Xử lý bằng vật liệu chuyên dụng

Trong bất kỳ công trình nào thi công sơn luôn lựa chọn sơn chống thấm như một dòng sơn rất cần thiết. Nhờ vào mẫu sơn này mà công trình được bảo vệ một cách tốt nhất.

Tóm lại, để công trình có thể đứng vững theo thời gian, cần phải chú trọng công tác chống thấm ngay từ khâu khảo sát và thi công. Thường xuyên kiểm tra, duy tu bảo dưỡng công trình sau khi đã đưa vào sử dụng.